[Amateur Psychology] #1: The Psychology of Crushes - Chuyện cảm nắng

#1: The Psychology of Crushes - Chuyện cảm nắng Script + Reference


Introduction:

Hello Everyone! Mình là Thư, host của bạn, hiện đang là du học sinh Anh chuyên ngành tâm lý. Chào mừng các bạn đến với Amateur Psychology - Tay mơ học đời bằng tâm lý học. Đây là một series podcast với tiêu chuẩn ngắn gọn, dễ hiểu, sử dụng thông tin trích dẫn từ các nghiên cứu tâm lý học uy tín, học thuật và có căn cứ, thích hợp cho người muốn đọc vị thế giới và bản thân bằng khoa học.

Episode Introduction:

Chủ đề đầu tiên để mở đầu podcast, chúng ta sẽ nói về crushes hay cảm nắng, một hiện tượng mà mình chắc chắn rằng ai cũng đã một lần được trải nghiệm. Mình nghĩ các bạn cũng rất tò mò/ những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến việc bạn thích một ai đó; hay hành động gì của đối tượng/ có thể giúp bạn ngầm hiểu người đó cũng thích lại mình. Ngày hôm nay, trong Amateur Pscyhology, những câu hỏi này sẽ được giải thích/ bởi những nghiên cứu tâm lý khoa học và có căn cứ. Chúng ta hãy cùng giải mã những bí ẩn đằng sau việc thích thầm một ai đó là như thế nào nhé.


Main Content:

  1. Bạn có biết vì sao thế giới có đến hơn 7 tỉ người, mà lòng vòng thế nào, bạn lại crush đúng anh bạn cùng lớp, cô em cùng chỗ làm hay bà chị nhà cạnh không? Đó là bởi vì proximity - hay khoảng cách là một yếu tố lớn ảnh hưởng rất nhiều đến việc bạn chọn ai để mà cảm tình. Một nghiên cứu của Festinger, Schachter và Back (1970) trên các sinh viên đại học cùng ở trong ký túc xá cho thấy/ những sinh viên có phòng cạnh nhau thì dễ trở thành bạn thân hơn/ là những sinh viên sống trên cùng một hành lang nhưng lại cách nhau vài ô cửa. Hiện tượng này còn được gọi là Exposure Effect (Zajonc, 1968). Moreland và Beach (1992) cũng đã chứng minh tính hiệu quả của "hiện tượng phơi nhiễm". Nghiên cứu khi cho các sinh viên đánh giá về độ thu hút của 4 cô gái. 4 cô gái này sẽ tham gia số lượng lớp nhiều ít khác nhau. Kết quả cho thấy càng tham gia nhiều lớp học, các cô gái càng được đánh giá là quyến rũ, thân quen và gần gũi hơn. Vậy mới nói, câu "xa mặt cách lòng" cũng không phải là không có lý đúng không các bạn?
  • Bên cạnh khoảng cách, sự tương đồng cũng quyết định khá nhiều trong việc sao bạn không chọn anh hotboy cả trường ngưỡng mộ mà chỉ âm thầm dõi theo cậu bạn nhan sắc hết sức bình thường của mình. Đây được gọi là thuyết tương xứng (The Matching Hypothesis). Nghiên cứu của Walster & Walster (1969) thí nghiệm trên các sinh viên trường Đại học Minnesota tạo một trò chơi máy tính cho phép chọn đối tác, các sinh viên sẽ được đánh giá về các yếu tố chỉ social desirability hay độ "đáng được thèm khát" của mình. Họ nhận thông tin về các đánh giá của các người chơi khác và lựa chọn đối tác qua bản đánh giá này. Độ đáng thèm khác ở đây được đánh giá qua ngoại hình, trí thông minh, độ được yêu thích bởi người khác giới, độ được đánh giá là "tính cách tốt" bởi người khác giới và cùng giới, độ bồn chồn trong buổi hẹn hò, khả năng thu hút các đối tượng quyến rũ. Kết quả cho thấy sinh viên có ngoại hình thu hút hơn sẽ chọn những đối tác có ngoại hình thu hút nhiều hơn những sinh viên có ngoại hình kém hơn. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy đàn ông ưu tiên chọn đối tác có ngoại hình đẹp trong khi phụ nữ ưu tiên chọn đối tác dựa trên trí thông minh và tính quan tâm. "Cái nết đánh chết cái đẹp" trong trường hợp này chính cả khoa học cũng còn phải tranh cãi các bạn ạ.
  • Ngoài ra một yếu tố cũng quyết định việc bạn thích một ai đó chính là reciprocity - sự hồi đáp. Một nghiên cứu của Curtis và Miller (1986) cho thấy người khi biết người đối diện thích mình sẽ có xu hướng trải lòng nhiều hơn, ít thể hiện bất đồng hơn, đồng tình với người kia nhiều hơn và sử dụng tông giọng dễ chịu hơn để đáp trả lại việc được thích ấy. Từ đó, các nhà tâm lý học cũng kết luận rằng người ta có xu hướng hồi đáp việc được thích, do đó yếu tố này cũng ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn người mình thích. Được thích thành ra thích lại để hồi đáp, bởi vậy có thể câu "Mưa dầm thấm lâu" là cũng có lý đấy mọi người ạ.

  1. Làm cách nào để nhận biết được crush có đang có cảm tình với mình hay không? Hay làm sao để thể hiện cho crush biết mình đang cảm nắng crush mất rồi? Dưới đây là một vài ngôn ngữ cơ thể đã được các nhà tâm lý học xác nhận là các biểu hiện khi bạn bị thu hút bởi một ai đó. Bốn hành động bao gồm: cười, giao tiếp bằng ánh nhìn, bắt chước hành động của người kia và thu nhỏ khoảng cách. Cả bốn biểu hiện này đều được các nhà tâm lý học xác nhận là gắn liền với sự tin tưởng và hoà hợp của con người, qua đó thể hiện sự thu hút giữa hai cá thể.
  • Nụ cười thể hiện rất nhiều về sự tin tưởng. Nghiên cứu cho thấy tần suất cười với nhau là vô cùng quan trọng cho việc thắt chặt mối quan hệ giữa người chăm sóc và trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu tâm lý xã hội cũng cho thấy việc cười là một dấu hiệu để củng cố niềm tin giữa hai người. Một vài thí nghiệm thậm chí còn cho rằng nụ cười thể hiện tính hợp tác, đáng tin cậy và có thể khiến người khác thấy rằng bạn dễ lợi dụng hơn. Nghe thì hơi tiêu cực nhưng nụ cười chính xác là một dấu hiệu tốt để quan sát xem đối phương có thích bạn hay không, vì nếu crush hay cười với bạn thì dẫu không thể 100% chắc chắn bạn đã được hồi đáp thì cũng có thể nói rằng theo chứng minh khoa học, mối quan hệ giữa hai bạn có sự tin tưởng - cũng không phải tệ phải không?
  • Giao tiếp bằng ánh nhìn tức hai người nhìn trực tiếp vào mắt nhau khi trò chuyện. Đây là một dấu hiệu rất tốt thể hiện tập trung cao độ, mà để tập trung vào ai đó thì nhất định bạn phải có cảm tình với họ rồi. Việc nhìn trực diện vào người kia khi nói chuyện cũng giúp tăng mức độ thân mật của hai người nữa. Nghiên cứu cho thấy người ta thường nhìn vào mắt người mình biết rõ nhiều hơn khi nói chuyện so với khi nói chuyện một người xa lạ. Vậy nên lần tới muốn gửi tín hiệu rằng bạn thích người đối diện, nhất định nói chuyện phải nhìn vào mắt họ, cho họ biết rằng họ đang sở hữu 100% sự chú ý của bạn luôn.
  • Bắt chước hành động là một cơ chế được nhiều nghiên cứu chứng minh được sử dụng để chiếm lấy lòng tin và sự yêu quý của người đối diện. Việc bắt chước này có thể bao gồm bắt chước biểu cảm khuôn mặt, giọng nói và cử chỉ. Nhiều thí nghiệm cho thấy việc bắt chước này còn được sử dụng khi cá nhân muốn gia nhập một tập thể và cần được yêu quý để đạt được mục đích đó. Từ đó nếu muốn chiếm cảm tình của crush, lần tới khi crush ngồi vắt chéo chân nghiêng đầu trước mặt bạn, cũng hãy khéo léo làm theo, điều này vô thức sẽ khiến crush cảm giác tin tưởng bạn hơn bởi hai người đang có điểm chung, dẫu điểm chung này có vặt vãnh thôi cũng đã ghi điểm trong vô thức của crush rồi đó.
  • Cuối cùng, việc thu nhỏ khoảng cách vật lý giữa hai người khi ở bên cạnh nhau cũng thể hiện rất nhiều sự tin tưởng và cảm tình giữa cả hai. Khoảng cách vừa được cho là thứ kiến tạo cảm giác yêu thích, tức nếu bạn ở gần ai đó (như đã nói ở phần trước) bạn sẽ nảy sinh cảm giác yêu thích họ, vừa là hệ quả của việc bị thu hút bởi ai đó, cũng là tự nhiên khi chúng ta muốn gần gũi người ta thích. Nghiên cứu của Perpers (1989) cho thấy phụ nữ trong các cuộc hẹn hò có xu hướng ngồi hoặc đứng gần người họ có hứng thú để tạo cơ hội cho đối phương có thể tiếp cận mình.

Ending:

Vậy là sau hôm nay các bạn đã có thêm rất nhiều kiến thức khoa học về việc crush một ai đó. Nếu trước giờ khi bạn thích một ai đó mà cứ tự hỏi tại sao thì bây giờ đã có lời giải đáp với rất nhiều yếu tố được khoa học chứng minh ảnh hưởng đến lựa chọn vô thức của bạn rồi nhé. Bên cạnh đó, đừng quên dùng những mẹo về ngôn ngữ cơ thể được nhắc đến trong podcast hôm nay để quan sát xem đối tượng có biểu hiện gì là có thể hồi đáp tình cảm của bạn không, cũng như làm thế nào để khiến crush vô thức cảm tình với mình qua các cử chỉ đơn giản của tâm lý học nha.


Outtro:

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian lắng nghe Amateur Psychology. Nếu các bạn yêu thích podcast ngày hôm nay thì hãy follow mình trên ứng dụng bạn đang sử dụng và giới thiệu cho cả bạn bè và người thân cùng lắng nghe nhé. Một lần nữa, mình là Thư, host của các bạn. Chào tạm biệt và chúc các bạn luôn tự bổ sung kiến thức cho bản thân. Goodbye and stay woke guys!

---

Reference:

Festinger, L., Schachter, S., & Back, K. (1950). Social pressures in informal groups; a study of human factors in housing.

Zajonc, R. B. (1968). Attitudinal effects of mere exposure. Journal of personality and social psychology9(2p2), 1.

Moreland, R. L., & Beach, S. R. (1992). Exposure effects in the classroom: The development of affinity among students. Journal of Experimental Social Psychology28(3), 255-276.

Berscheid, E., Dion, K., Walster, E., & Walster, G. W. (1971). Physical attractiveness and dating choice: A test of the matching hypothesis. Journal of experimental social psychology7(2), 173-189.

Curtis, R. C., & Miller, K. (1986). Believing another likes or dislikes you: Behaviors making the beliefs come true. Journal of personality and social psychology51(2), 284.

Montoya, R. M., Kershaw, C., & Prosser, J. L. (2018). A meta-analytic investigation of the relation between interpersonal attraction and enacted behavior. Psychological bulletin144(7), 673.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[Amateur Psychology] #2: Social media, FOMO and Online Insecurities - Mạng xã hội dưới góc nhìn Tâm lý học

[Amateur Psychology] #3: On Anxiety Disorder - Rối loạn lo âu trong Tâm lý học

[Review] Điềm tĩnh và nồng nhiệt - Ekuni Kaori