Mỗi ngày một podcast [Savvy Psychologist - Is It Good or Bad to Zone Out, Space Out, or Daydream?]
Từ ngày về nước để tránh dịch đến nay tớ bắt đầu tập thói quen nghe podcast mỗi ngày, vừa cố nhồi nhét thêm kiến thức vào đầu, vừa luyện nghe tiếng anh để không bị mai một vì về nước rồi chẳng có mấy dịp dùng tiếng anh nữa. Mỗi lần nghe podcast tớ đều tranh thủ vừa nghe vừa pha cà phê sáng, lên kế hoạch làm việc trong ngày, ngồi vẽ tranh tô màu.
Podcast hôm nay tớ nghe là show Savvy Psychologist. Cho bạn nào chưa biết thì đây là một podcast nói về những kiến thức tâm lý ứng dụng thật tế rất dễ hiểu. Không cần kiến thức chuyên ngành hay thuật ngữ đều có thể nghe được, miễn là bạn có hứng thú. Mỗi podcast thường dài tầm 10 phút, thích hợp nghe lúc rửa chén, uống cà phê trước khi bắt tay vào làm, ai có khả năng multi-tasking (làm nhiều việc cùng lúc) thì vừa nghe vừa đọc tin tức cũng rất là tranh thủ thời gian. Tớ thì không giỏi multi-tasking lắm vì rất hay mơ, đang làm việc này lại nghĩ vẩn vơ thế là quên sạch nên chỉ thường vừa nghe podcast vừa làm việc gì không dùng nhiều đầu óc.
Nói đến chuyện hay mơ thì bài viết này tớ muốn lải nhải mọi người nghe về chuyện ‘nằm mơ giữa ban ngày’. ‘Nằm mơ giữa ban ngày’ hay ‘lơ tơ mơ’ cũng được nghiên cứu chức năng của nó trong tâm lý học lắm nhá mọi người.
Tóm tắt những điều tớ học hôm nay khi nghe podcast:
- Lơ tơ mơ (mind wandering) là trạng thái khi đang tập trung làm một việc gì đó thì sự tập trung bị lái sang những suy nghĩ đến chuyện khác trong đầu
- Hai cấp độ lơ tơ mơ: (1) nhận thức được mình đang mất tập trung (đang học thì nghĩ về crush, nhận ra nhưng vẫn cứ nghĩ đến) và (2) lơ tơ mơ đến độ không nhận ra mình đang mơ giữa ban ngày (đang học nghĩ về crush say mê đến độ ngồi chống cằm tơ tưởng suốt cả một buổi, giật mình nhận ra chưa học được gì)
- Trung bình, chúng ta lơ tơ mơ 47% thời gian khi làm một việc gì đó, ngoại trừ khi làm tình
- Việc bạn đang làm quyết định rất ít việc bạn có lơ tơ mơ hay không và không ảnh hưởng đến độ tận hưởng việc lơ tơ mơ của bạn
- Lơ tơ mơ về chuyện vui không làm bạn vui hơn về việc bạn đang làm. Trong khi lơ tơ mơ về chuyện bình thường hoặc chuyện buồn sẽ khiến bạn không vui hơn là tập trung vào việc bạn đang làm
- Chúng ta nghĩ về chuyện vui nhiều nhất khi lơ tơ mơ sau đó đến chuyện bình thường rồi mới đến chuyện tiêu cực
- Tuy nhiên, những thứ ta hay nghĩ đến phản ánh độ vui vẻ của chúng ta nhiều hơn những thứ ta đang làm
- Càng lơ tơ mơ về những thứ xa so với bản thân về mặt (1) không gian (nghĩ về chuyến du lịch trong nước vs. Nước ngoài) và (2) thời gian (nghĩ về nhà ba mẹ vs. Nhà mình) thì càng giảm trí nhớ về việc đang làm hiện tại (amnesia effect)
- Việc lơ tơ mơ làm tăng sự sáng tạo khi làm việc dễ và không giúp tăng gì khi làm việc đòi hỏi nhiều lao động trí óc hơn
Hôm nay tán phét thế thôi nhé mọi người! Chúc mọi người lơ tơ mơ không bị giáo viên/sếp chửi hehe. Chúc mọi người mang mấy kiến thức vớ vẩn này lên bàn cà phê bốc phét tí cho vui!
Link podcast đây nhá mọi người: https://open.spotify.com/episode/7JC1lydkcO3NTwUcwQEl61?si=_RmTv1HNSoialwdsb_EwoA
Link podcast đây nhá mọi người: https://open.spotify.com/episode/7JC1lydkcO3NTwUcwQEl61?si=_RmTv1HNSoialwdsb_EwoA
Note: Mọi người nhớ nghe thử Savvy Psychologist nếu có hứng thú nhé. Tớ nghe rồi kiếm cả mấy cái bài nghiên cứu để đọc lại cho chắc. Reference nghiên cứu bên dưới nha.
Killingsworth, M.A. & Gilbert, D.T. (2010). A wandering mind is an unhappy mind. Science, 330, 932.
Delaney, P.F., Sahakyan, L., Kelley, C.M., & Zimmerman, C.A. (2010). Remembering to forget: The amnesic effect of daydreaming. Psychological Science, 21, 1036-42.
Baird, B., Smallwood, J., Mrazek, M.D., Kam, J.W.Y., Franklin, M.S., & Schooler, J.W. (2012). Inspired by distraction: Mind wandering facilitates creative incubation. Psychological Science, 23, 1117-1122.
Nhận xét
Đăng nhận xét